This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

CÔNG TY TNHH CEVATEC VIỆT NAM

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2011

Hỏi đáp về Máy in tem nhãn mã vạch (Barcode Printer)

Q. Tôi muốn sử dụng máy in Laser để in nhãn có được không ?
A : Được, bạn có thể dùng máy in kim, in phun hay in laser để in nhãn đều được cả nhưng với điều kiện bạn in nhãn dùng trong văn phòng và in với số lượng ít. Nhưng nếu bạn có ý định in nhãn Barcode dùng cho sản phẩm và in với số lượng nhiều, thì nên chọn máy in nhãn chuyên nghiệp làm giải pháp. Các lý do sau đây cho thấy bạn không nên dùng máy in laser để in nhãn barcode hay nhãn công nghiệp:
1. Máy in laser in nhãn với tốc độ chậm hơn nhiều so với máy in nhãn chuyên nghiệp nên không thể theo kịp sản xuất. Một máy in Laser trung bình in với tốc độ 10 trang A4/phút (= 10 x 29.70 = 297 cm/phút = 4.95 cm/giây), trong khi 1 máy in nhãn chuyên nghiệp in trung bình với tốc độ 6 ips (6 inches per second = 6 x 2.54 = 15.24 cm/giây) tức in nhanh gấp 3 lần 1 máy in laser. Các máy in nhãn ngày nay có tốc độ cao nhất lên đến 12 ips.
2. Máy in Laser khi sử dụng lâu ngày thường hay có hiện tượng kẹt giấy là hiện tượng rất phổ biến. Các loại giấy nhãn dùng cho văn phòng thường rất dễ bị tróc, hoặc dưới sức nóng của máy in laser lớp keo bên trong nhãn có thể chảy ra làm dính vào trống từ, các nhãn cũng có thể bị tróc ra và dình vào trống từ sẽ làm hư bộ phận này.
3. Nhãn in bằng máy in Laser không có độ bền công nghiệp, không chịu được trầy sướt (cọ sát khi vận chuyển), không chịu được nhiệt độ cao, độ ẩm trong một thời gian dài, không chịu được hoá chất dung môi (rượu, xăng, dầu,...) do đó không bảo quản được các thông tin trên nhãn. Trong khi đó ngược lại, nhãn in bằng máy in nhãn chuyên nghiệp luôn có độ bền công nghiệp do tính chất ưu việt của loại mực nhiệt.
Q. Máy in nhãn có gì khác biệt so với các loại máy in khác trên thị trường như máy in kim, in phun, in Laser ?
A : Có những khác biệt như sau:
  • Khác biệt về công nghệ:
    Máy in nhãn là loại máy in truyền nhiệt . Khi in đầu in truyền nhiệt thông qua ruy băng để làm chảy mực in lên giấy. Với công nghệ in truyền nhiệt, máy in nhãn không những in được lên giấy mà còn in được lên các chất liệu khác như giấy nhựa tổng hợp, giấy nhôm, giấy bạc, film, v.v...được ứng dụng trong dân dụng và trong công nghiệp. Trong khi đó các loại máy in văn phòng chủ yếu chỉ in trên giấy.
  • Khác biệt về cấu tạo:
    Máy in nhãn được chế tạo theo tiêu chuẩn công nghiệp, được thiết kế in trên giấy cuộn để đáp ứng kịp nhu cầu sản xuất hàng hoá trong khi các loại máy in văn phòng không có cấu tạo để in giấy cuộn.
    Máy in nhãn là loại định cấu hình bằng Firmware do đó khó sử dụng hơn so với các loại máy in dân dụng. Các loại máy in dân dụng chỉ cần có driver điều khiển và phần mềm để in là xong trong khi các loại máy in nhãn phải định cấu hình bằng Firmware mỗi khi có sự thay đổi quan trọng về vật liệu in và mực nhiệt. Nếu không máy sẽ báo lỗi và không in được. Tuy nhiên bạn không nên lo ngại về điều này vì khi bạn mua máy in nhãn thì trách nhiệm của người bán máy phải hướng dẫn cho bạn cách sử dụng Firmware thành thạo.
Q. Nếu tôi muốn mua 1 loại máy in nhãn thì tôi nên mua loại máy như thế nào ?
A : Bạn cần phải cân đối giữa giá thành và cấu hình máy. Một máy in nhãn mã vạch có cấu hình cao sẽ in nhanh, in nhiều và cho bạn nhiều tiện ích hơn, nhưng đồng thời giá thành của nó cũng đắt hơn một máy in nhãn có cấu hình trung bình. Trước khi mua một máy in nhãn, bạn nên hỏi người bán cung cấp cho bạn bản brochure có đặc tính kỹ thuật của máy in đó. Chủ yếu là các thông số sau đây:
  • Độ phân giải đầu in (Printhead Resolution) : Tối thiểu bạn phải có một máy in nhãn có độ phân giải từ 203 - 300 dpi để in nhãn rõ đẹp, có chất lượng về hình ảnh.
  • Chiều rộng in tối đa (Maximium Print Width = MPW): Tùy theo bạn dự định dùng loại giấy in có bề rộng tối đa bao nhiêu. Các máy in trung bình thường có MPW = 104mm đi với khổ giấy 110mm. Một số công ty trong khu công nghiệp cần nhãn in với khổ giấy 140mm. Do đó bạn phải để ý đến điều này.
  • Bộ nhớ dữ liệu (SDRAM): Trong máy in nhãn có 2 loại bộ nhớ là Flash Memory (bộ nhớ hệ thống) và SDRAM (bộ nhớ dữ liệu). Khi bạn cần in nhãn với số lượng nhiều hoặc khi bạn cần in nhãn với nhiều đồ hoạ thì máy in cần phải có SDRAM đủ lớn để có thể chứa được tất cả dữ liệu đó. Một máy in nhãn nên có tối thiểu từ 2MB - 4MB SDRAM.
  • Vật liệu in (Media Type): Ngoài giấy là vật liệu in chính, các máy in nhãn còn có thể in được lên 1 số vật liệu in khác như giấy nhựa tổng hợp (loại giấy dai), giấy bạc, giấy nhôm, các loại film, da mỏng, v.v...Bạn cần tham khảo ý kiến của người bán để được giới thiệu loại máy in thích hợp.
  • Tốc độ in (Print Speed): Bạn nên có một máy in nhãn có tốc độ cao để có thể in được số lượng nhiều trong khoảng thời gian ngắn nhất. Tối thiểu bạn cần phải có một máy in nhãn có tốc độ từ 2 - 8 ips.

Thứ Năm, 23 tháng 6, 2011

Hỏi đáp về Máy đọc mã vạch (Barcode Scanner)

Q. Tôi nghe nhiều người nói "lập trình để đọc mã vạch". Vậy có phải cần phải có một chương trình để đọc mã vạch?
A : Cho tới nay, mã vạch chỉ có thể đọc được bằng một thiết bị duy nhất là máy quét mã vạch (barcode scanner). Bên trong máy quét đã có sẵn một chương trình để giải mã các loại barcode. Đó chính là chương trình dùng để đọc mã vạch. Các máy barcode scanner giao tiếp với máy tính thường qua 1 trong các cổng là: keyboard, USB và COM.
Nếu bạn có một máy quét dùng cổng keyboard hoặc USB thì bộ phận giải mã của máy quét sẽ đưa thẳng mã số vào ngay tại vị trí con nháy bất luận bạn đang sử dụng chương trình gì. Điều này tương tự như khi ta đang gõ bàn phím.
Nếu bạn có một máy quét dùng cổng COM thì bạn cần phải viết một chương trình để chuyển đổi tín hiệu thu được tại cổng COM thành dạng văn bản. Lập "trình để đọc mã vạch" ở đây có nghĩa là vậy.Còn nếu chúng ta muốn lập trình để giải mã các loại barcode, tức là chúng ta đã thực sự đi vào công nghệ chế tạo máy quét mã vạch. Để lập trình giải mã các loại barcode chúng ta cần phải có kiến thức chuyên sâu về các loại barcode khác nhau. Đây là một vấn đề không đơn giản chút nào cả trong tình hình barcode của chúng ta hiện nay.
Q. Máy quét barcode 1-D là gì, 2-D là gì ? Làm thế nào để phân biệt được chúng ?
A: Máy quét barcode 1-D là loại máy quét chỉ quét được các loại barcode tuyến tính, nghĩa là các loại barcode mà các vạch và các khoảng trống được sắp xếp theo thứ tự hàng ngang. Còn máy quét barcode 2-D là loại máy quét các loại barcode 2 chiều như PDF-417, Maxicode, Data Matrix, Softstrip, Vericode v.v... và dĩ nhiên cũng quét được các loại barcode 1-D (xem Mã vạch). Để phân biệt máy quét 1D và 2-D, ta nhìn vào cửa sổ bắn tia sáng của chúng. Loại máy quét 1-D có cửa sổ bắn tia sáng hẹp và dài, loại 2-D có cửa sổ vuông vức hoặc tròn. Để phân biệt chính xác hơn ta phải cho máy quét hoạt động. Nếu máy bắn ra tia sáng hẹp và dài thì đó là máy quét 1-D, còn nếu máy bắn ra tia sáng chùm, thì đó là máy quét 2-D.
Q. Làm thế nào để phân biệt được máy quét CCDmáy quét Laser
A : Máy quét CCD cho tia sáng dày cỡ 1cm và quét tầm xa dưới 8 inches (203 mm), thông thường chỉ khoảng 100mm, máy quét Laser cho ta tia quét rất mãnh khoảng vài mm và quét tầm xa có thể lên đến 8 inches hoặc hơn nữa (cỡ 12" trở lên)
Q. Khi sử dụng máy quét barcode, tôi có cần phải cài driver và sử dụng phần mềm gì đặc biệt để quét barcode không ?
A : Không, bạn không cần phải cài driver gì cho máy quét barcode cả cũng như không cần phải sử dụng phần mềm gì đặc biệt. Bạn nên sử dụng loại máy quét dùng dây Keyboard Wedge hoặc USB để có thể đưa dữ liệu quét được vào thẳng bất cứ phần mềm văn bản nào hoặc bất cứ trường văn bản nào cũng được. "Con nháy" trên màn hình nằm chỗ nào là dữ liệu quét được nhập vào chỗ đó.
Q. Máy quét tôi đang quét tốt tự nhiên không quét được gì cả. Không có đèn báo gì cả.
A : Tình trạng này là do nguồn 5VDC không đưa được vào máy quét nên máy không có đèn báo và lẽ dĩ nhiên máy không hoạt động. Nếu máy quét dùng cổng keyboard hoặc USB thì nguồn này được lấy từ trong máy tính. Bạn nên rút dây ra, kiểm tra dây, các đầu cắm và ghim lại. Nếu máy quét dùng dây RS-232 thì có thêm 1 nguồn điện phụ từ bên ngoài, là 1 Apaptor DC cung cấp nguồn điện 5VDC. Bạn nên kiểm tra Adaptor này. Nếu đã làm hết cách mà vẫn không được thì máy đã bị hư mạch bên trong cần phải đem đi sửa chữa (ở chỗ chuyên ngành)

Thứ Tư, 22 tháng 6, 2011

Máy in hóa đơn Star TSP143 Eco


TSP 100 ECO, Chi phí thấp, máy in chất lượng cao hiện đã ra mắt với đầy đủ phụ kiện và phần mềm kèm
The most "complete" POS printer available today with all accessories included with the printer
Đĩa khởi động với drivers cho hầu hết các hệ điều hành phổ biến như java-POS™, OPOS™, Apple MAC™ and Windows with Microsoft certification ( WHQL) .
Cáp 1.8m full speed 2.0 USB với  virtual serial emulator. Phần mềm Legacy POS được viết riêng dành cho kết nối serial, có thể hoạt động với máy in này qua cổng USB.
Công tắc điện, giấy hướng dẫn 58mm, Nguồn điện dự trữ bên trong
Phần mềm tự động gập hóa đơn tạo sự tiện dụng cho người dùng.
Tiết kiệm diện tích với công nghệ tự động gập giấy
ĐẶC ĐIỂM, TÍNH NĂNG KỸ THUẬT :
Phương pháp in : In nhiệt trực tiếp
Font chữ  :

Font : - ANK 95,32 int 128 Graphic plus, Chinese, Japanese, Korean, Taiwanese.
           - Số cột : 48/46 or 53/71 dependent on print width
Độ phân giải : 203 dpi ( 8 dots per mm)
Tốc độ in : 150mm/s ~ 28 RPM (Receipts Per Minute)
Giao tiếp hệ thống : USB 2.0 and Virtual Serial Port for legacy applications
Giấy in: Giấy cuộn : - Số liên giấy in : 1 liên
  - Kích thước giấy in :  80mm standard,  58mm with guide fitted
  - Độ dày giấy in :  0.065mm -  0.085mm
  -  2-Color Print Capability :  Black & Red or Black & Blue
In hình ảnh, logo : Không hạn chế
Bộ đệm dữ liệu : 4KB
Kích thước máy : 142( W) x 204( D) x 132( H) mm
Trọng lượng máy: 1.73Kg
Điện năng tiêu thụ Average 1.6 Amp. Printing, 0.1 Amp. Standby
Tích hợp : Dao cắt tự động cắt giấy

giới thiệu website www.thietbimavach.net

Nơi cung cấp đầy đủ các thiết bị phần cứng mã vạch, từ việc quản lý đến việc trích xuất và vận hành hệ thống. Với những thương hiệu của các hãng sản xuất thiết bị mã vạch lớn trên thế giới  như :
 - Thiết bị đọc mã vạch : DATALOGIC
 - Máy in mã vạch : DATAMAX ONEIL
 - Thiết bị kiểm kho mã vạch : DATALOGIC, DENSO
 - Máy in hóa đơn : STAR
 - Cân điện tử : MELLER TOLEDO
 - Máy bán hàng POS : IBM, BIRCH
 - Hệ thống EAS chống mất cắp : AMERSEC
 - Máy chấm công : ACTATEK
 - Máy in thẻ : FARGO
 - CCTV : CERTIS
 Cung cấp thiết bị mã vạch và hệ thống cho tất cả các lĩnh vực từ bán hàng siêu thị, chuỗi cửa hàng, shop thời trang, chuỗi cửa hàng tiện lợi, trung tâm thương mại... đến các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nhà xưởng, sản xuất, vận chuyển logistics, bưu điện, nhà hàng...
 Chỉ cần truy cập www.thietbimavach.net là đầy đủ thông tin về các thiết bị và giải pháp cho công việc quản lý sản xuất, bán hàng của doanh nghiệp...
www.thietbimavach.net : HIỆU QUẢ VÀ TIẾT KIỆM